Là loại cây quen thuộc, dâu tầm từ lâu đã được dân ta mệnh danh là loại cây “tiên dược” có thể chữa được rất nhiều bệnh. Với bài viết về Công dụng và cách dùng dâu tằm dưới đây sẽ chỉ rõ vấn đề trên.
Các thành phần trong quả Dâu
Quả dâu tằm có rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có:
Sở dĩ gọi dâu tằm là “tiên dược” bởi hiếm có loại cây nào như dâu tằm có thể ứng dụng hầu hết các bộ phận của cây vào việc chữa bệnh. Cụ thể:
Vỏ rễ dâu có khả năng chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít… bằng cách dùng 4 – 12g cho vào sắc để uống mỗi ngày.
Lá dâu có thể chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc.
Cành dâu non cũng được dùng để chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc.
Quả dâu tằm có khả năng chữa bệnh tiểu đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng từ 12 – 20g.
Đặc biệt, các bộ phận tưởng vô dụng như tầm gửi trên cây dâu cũng có thể trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tổ bọ ngựa trên cây dâu chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi tiểu không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín).
Đang truy cập : 4
Hôm nay : 85
Tháng hiện tại : 184
Tổng lượt truy cập : 7925936